Mật Ong Rừng Khác Mật Ong Nuôi Như Thế Nào
Mật ong rừng luôn khác mật ong nuôi ở mùi vị, mầu sắc và các thành phần dinh dưỡng. Mật Ong Rừng Sơn La là sản phẩm của thiên nhiên được tạo ra bởi những con ong rừng trong khi mật ong nuôi có thể người nuôi sẽ cho ong ăn thêm đường để tạo ra mật ong. Đối với mật ong rừng Sơn La, không có một chút can thiệp nào từ tác động của con người và đây chính là loại mật ong tốt nhất, có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Mật ong rừng tự nhiên sẽ có các đặc điểm sau: Mật tạo khí Gas và bọt mạnh hơn nhiều so với mật ong nuôi, đặc biệt là khi thời tiết nóng, hay mật ong để ở những nơi có nhiệt độ cao. Thông thường mật rừng tự nhiên sẽ xuất hiện một lớp váng phấn hóa bám ở miệng chai. Mật ong rừng Sơn La có mùi thơm nồng rất khác biệt, đôi khi có mùi hơi chua đối với mật ong nếu như loại mật này được tạo ra bởi loài ong đá. Mật ong rừng Sơn La có vị ngọt đặc biệt, và có cảm rất khé cổ khi nếm thử.
Còn mật ong nuôi bao gồm tất cả các loại mật ong được con người can thiệp vào quy trình sinh sống, làm tổ cho ong, di chuyển đàn ong đi lấy mật, thậm chí là cho ong ăn bằng đường…Con người đã làm mất đi bản chất tự nhiên của mật. Mật ong nuôi: ít khi bị tạo khí gas, tạo gas ít hay nhiều tùy thuộc vào từng loại mật. Mùi của mật ong nuôi hầu như là không thơm.
MẬT ONG RỪNG KHÁC MẬT ONG NUÔI THẾ NÀO?
1. Màu sắc của mật ong
Mật ong rừng: có nhiều màu sắc khác nhau bởi nó phụ thuộc vào từng mùa, từng thời gian người ta tiến hành khai thác mật (ví dụ như:khai thác vào tháng 3 mật có màu vàng nhạt, vào tháng 4-5 vàng sậm, còn tháng 6 lại đen). Màu mật còn tùy thuộc vào từng loại ong (Nếu là loài ong ruồi ở trong rừng thì mật có màu vàng tươi, còn nếu là 1 loại ong to màu đen thường sẽ cho ra loại mật màu đỏ sậm). MẬT ONG RỪNG SƠN LA
Mật ong nuôi:có màu sắc đa dạng bởi nó phụ thuộc vào các loại hoa, nên có màu từ vàng nhạt cho đến đen. Ong nuôi khi vào mùa không có hoa được người nuôi cho ăn bằng đường thì sẽ có màu mật rất nhạt.
2. Độ đặc và loãng của mật ong rừng
Mật ong rừng hay Mật ong nuôi có độ đặc hay loãng khác nhau cũng tùy thuộc vào từng thời điểm khai thác. Độ đặc loãng được phân chia theo từng tháng như sau: tháng 3 thường loãng, tháng 4-5 đặc hơn, tháng 6 đặc. Nhưng mật ong rừng thường loãng hơn so với mật ong nuôi.
Mật ong nuôi cũng thế, đặc loãng khác nhau tùy thuộc vào loại hoa và thời điểm khai thác! (ví dụ Mật Nhãn thường đặc vừa phải, Mật Cúc Quỳ lại rất đặc). ĐẶC SẢN TÂY BẮC
3. Mật ong rừng dễ bị đóng đường
Mật ong rừng: Rất dễ bị đóng đường, nhất là vào thời điểm mùa đông. Đặc biệt mật để trên một năm rất dễ bị kết tinh.
Mật ong nuôi: Vẫn bị kết tinh, nó tùy thuộc vào từng loại hoa mà ong lấy mật. Nếu mật ong nuôi còn tươi, chưa qua quá trình làm sạch thì dễ bị đóng đường.
No comments:
Post a Comment