Cách Làm Lạp Sườn Hun Khói Sơn La
http://dac-san-tay-bac.comCách Làm Lạp Sườn Hun Khói Sơn La cũng không khác cách làm lạp sườn hun khói của người Thái ở Điện Biên, Yên Bái hay Cao Bằng tuy nhiên lạp sườn hun khói Sơn La lại có một vị ngon đặc biệt mà không một loại lạp sườn hun khói nào có được. Chính cách làm lạp sườn treo gác bếp cuả người Thái ở Sơn La đã tạo ra một món ăn vô cùng hấp dẫn, tạo ra một món đặc sản Tây Bắc vô cùng hấp dẫn những người yêu thích ẩm thực Tây Bắc.
Vị ngon, béo nhưng không quá ngấy của món đặc sản Sơn La – lạp sườn treo gác bếp chính là điểm độc đáo của món ăn này. Món lạp sườn ghác bếp của Sơn La là món ăn khoái khẩu của nhiều người và đây là món đặc sản được nhiều người yêu thích nét văn hóa ẩm thực Tây Bắc mong muốn được thưởng thức.
CÁCH LÀM LẠP SƯỜN HUN KHÓI SƠN LA
Nếu bất cứ ai muốn ăn lạp sườn, quá đơn giản, chỉ cần ra siêu thị hay bất cứ cửa hàng nào, bạn cũng có thể mua nhiều loại lạp sườn khác nhau từ trong nước cho đến lạp sườn nhập khẩu. Tuy nhiên để thưởng thức món lạp sườn đúng cách, có vị ngon, thơm, có vị cay cay của ớt, gừng thì phải là món lạp sườn treo gác bếp Sơn La.
Cách làm lạp sườn hun khói Sơn La cũng không khác nhiều so với cách làm lạp sườn của những người tân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi Tây bắc Việt Nam. Nguyên liệu chính của món lạp sườn treo gác bếp là thịt lợn và ruột non của lợn. Ngoài nguyên liệu chính từ thịt lợn, để có món lạp sườn hun khói Sơn La thơm ngon, người ta cần có những loại gia vị không thể thiếu như: gừng, ớt, rượu trắng, đường, muối, hành khô và đặc biệt không thể thiếu món gia vị trứ danh đặc sản Tây Bắc: HẠT MẮC KHÉN SƠN LA.
Cách làm lạp sườn hun khói Sơn La khó ở chỗ làm thế nào để cho ra một món ăn, một món đặc sản Sơn La đúng mùi vị. Sau khi mổ lợn, người ta lấy long non của con lợn, rửa sạch bằng nước sau đó dùng rượu gạo có nồng độ cao để rửa lòng non với mục đích làm sạch và khử mùi.
Sau khi đã có lòng non, người ta sẽ lấy phần thịt ngon nhất của con lợn: thịt vai. Đối với cách làm lạp sườn hun khói Sơn La, thịt phải được băm nhỏ, thường không dùng máy để say thịt vì sẽ không mang lại cảm giác ngon khi thưởng thức món lạp sườn treo gác bếp Sơn La.
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, các loại gia vị và cách tẩm ướp chính là khâu quan trọng giúp tạo nên hương vị riêng biệt cho món đặc sản lạp sườn treo gác bếp của Sơn La. Các loại gia vị bao gồm: ớt, muối, hạt tiêu, gừng, hành không, một chút rượu trắng và hạt Mắc Khén Sơn La. Nguyên liệu sao khi đã được tẩm ướp, khâu nhồi lạp sườn là khâu khó và mất thời gian nhất trong cách làm lạp sườn hun khói Sơn La.
Khi làm, lạp sườn gác bếp Sơn La phải được nhồi thật chặt, có độ bóng, căng nhưng không được để lạp sườn bị rách. Trong cách làm lạp sườn hun khói Sơn La, phơi nắng và một công đoạn bắt buộc. Sau khi nhồi song lạp sườn, người ta sẽ phơi lạp sườn trong nắng từ 2 đến 3 ngày. Lạp sườn gác bếp sẽ được buộc thành từng đoạn theo sở thích của mỗi người. Sau khi phơi nẵng, lạp sườn sẽ được trep lên gác bếp để làm chín và sấy khô. Đây cũng chính là lý do cho ra đời tên gọi: đặc sản lạp sườn gác bếp Sơn La.
Trong cách làm lạp sườn hun khói Sơn La, lạp sườn phải được hun khói dưới than hồng, đỏ lửa liên tục trong vài ngày. Củi dùng để hun lạp sườn phải là củi lấy từ núi đá than sẽ đượp và hồng lâu. Một số người dùng bã mía khô để hun lạp sườn. Thời gian lạp sườn được hun khói, được treo trên gác bếp phụ thuộc vào độ khói, độ dầy của lạp sườn. Thời gian hun khói lạp sườn có thể lên đến một tuần. Sau khi hun khói, lạp sườn sẽ chuyển dần sang màu cánh gián và có thể sử dụng được.
No comments:
Post a Comment