Ung Thư Dạ Dày Và Cách Phòng Ngừa
Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến tại Việt Nam và bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong rất cao, xếp thứ trong tất cả các loại bệnh ung thư ở Việt Nam. Ung thư dạ dày không phân biệt giới tính hay tuổi tác, điều đáng lo ngại là tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ngày càng tăng tại Việt Nam.
Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong tất cả các bệnh ung thư ở cả nam và nữ, đặc biệt, loại bệnh này phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày cao và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cao nhất trong khu vực. Bệnh nhân ung thư dạ dày ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở những giai đoạn muộn nên cơ hội sống là không cao.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY
Hiện nay các nguyên nhân chính xác gẩy ra bệnh ung thư dạ dày chưa được kết luận cụ thể, tuy nhiên, một số yếu tố sau được coi là những nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc bệnh ung thư dạ dày:
- Ăn nhiều thức ăn hun khói và ăn mặn
- Ăn ít trái cây và rau
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày
- Viêm dạ dày mãn tính
- Thiếu máu ác tính, xảy ra khi các tế bào hồng cầu sụt giảm nghiêm trọng do ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường
- Hút thuốc
UNG THƯ DẠ DÀY CÓ TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày rất ít hoặc hầu như không có triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường nhầm lẫn với các loại bệnh tiêu hóa hoặc đau dạ dày, viêm dạ dày…vv Người bệnh có thể cảm thấy mất cảm giác ngon miệng và sụt cân không giải thích được. Đôi khi, ngay cả các bác sỹ khi gặp triệu chứng này cũng không có nhiều nghi ngờ về bệnh ung thư dạ dày.
Đó là lý do ung thư dạ dày là loại ung thư thường được phát hiện muộn. Cho đến khi ở những giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân bắt đầu có những biểu hiện như nôn mửa, đi ngoài phân đen, khi đó các biểu hiện được coi là rõ ràng hơn.
CÁCH CHUẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY
Các chẩn đoán ung thư dạ dày bao gồm:
Nội soi dạ dày: Đây là thủ thuật thường được thực hiện để chẩn đoán ung thư dạ dày. Để thực hiện, bác sĩ sẽ đưa ống nọi soi qua đường miệng xuống dạ dày nhằm quan sát chi tiết bên trong và phát hiện bất thường nếu có.
Sinh thiết: Trong quá trình nội soi dạ dày bác sỹ sẽ đồng thời lấy mẫu tế bào ở vị trí bất thường để xét nghiệm khẳng định ung thư.
Chụp CT và siêu âm: Giúp bác sỹ xem xét chi tiết hình ảnh bên trong và chẩn đoán liệu ung thư đã di căn hay chưa
Ngoài ra, còn có thể kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn HP qua một số phương pháp như kiểm tra qua hơi thở, xét nghiệm máu, và các xét nghiệm khác.
CÁCH PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Việc điều trị bệnh ung thư dạ dày có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm. Một điều quan trọng khách, đó là chủ động có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, tăng cường vận động thể chất nhằm ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày được điều trị bởi những cách sau đây
Phẫu thuật
Đây là phương pháp hiệu quả duy nhất để chữa khỏi ung thư dạ dày. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Thậm chí ở một số bệnh nhân bị ung thư dạ dày nặng không thể chữa khỏi, phẫu thuật được thực hiện để giảm các biến chứng của bệnh ung thư chẳng hạn như làm tắc nghẽn dạ dày hoặc chảy máu từ khối u.
Xạ trị
Sau khi phẫu thuật, xạ trị có thể được tiến hành cùng với hóa trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại dù là rất nhỏ chưa được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân ung thư dạ dày nặng, xạ trị có thể hữu ích để giảm tắc nghẽn dạ dày. Xạ trị cũng có thể được sử dụng để cầm máu từ các khối u mà không thể phẫu thuật được.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước của khối u. Hóa trị có thể thực hiện riêng hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài sự sống cho những bệnh nhân bị ung thư dạ dày nặng mà không thể phẫu thuật.
Điều trị trúng đích
Người ta phát hiện thấy một loại Protein thúc đầy sự tăng trưởng trên bề mặt của các tế bào khối u là HER2 trong 1/5 tổng các ca ung thư. Các khối u có mức độ tăng HER2 được gọi là HER2-dương tính. Với những trường hợp này Trastuzumab (Herceptin) được sử dụng như là một kháng thể nhân tạo nhắm vào protein HER2. Dùng trastuzumab cùng với hóa trị có thể giúp một số bệnh nhân ung thư dạ HER2-dương tính nặng sống lâu hơn so với chỉ dùng hóa trị.
No comments:
Post a Comment